Lễ hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer, Nam bộ. Mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian, trong đó có lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống là nét sinh hoạt văn hóa, môn thể thao độc đáo ở vùng Bảy Núi, An Giang. Giống bò đua trong lễ hội là giống Bò Bảy Núi.
Theo thông lệ từ xưa đến nay, bò dùng để kéo cày làm ruộng, sau mùa vụ thu hoạch, người dân cho bò nghỉ ngơi và chọn những con to khỏe nhất để đi tham dự cuộc đua.
Cứ đến khoảng thời gian tháng 10-11 hàng năm ở khắp nơi dồn mọi chú ý tới tour miền tây. Đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ban tặng những cánh đồng ruộng thẳng cánh cò bay, nguồn sông suối kênh rạch dày đặc. Đây là lúc những con nước dâng cao vào ruộng đồng, vào tận nhà người dân, được người dân miền Tây ưu ái gọi cái tên mùa nước nổi.
Khi bước qua tháng 10 là cũng là những ngày cuối mùa vụ của nông dân nơi này. Đây là thời gian dành cho những lễ hội của người Chăm, người Khơ Me hay là lúc những người nông dân bắt đầu thay đổi công việc làm nông hằng ngày bằng việc tận dụng mọi nguồn thu từ mùa nước nổi. Một trong những lễ hội đáng chú là lễ hội đua Bò Bảy Núi của cộng đồng người Khơ Me ở An Giang. Hàng năm, lễ hội này được tổ chức vòng chung kết diễn ra ở Chùa Tà Miệt – Xã Lương Phi, Huyện Tri Tôn.
Theo thông lệ từ ngày xưa, bò dùng để kéo cày làm ruộng, sau mùa vụ thu hoạch, bò nghỉ ngơi và những con to khỏe nhất sẽ được chọn đi tham dự cuộc đua.
Ngày nay, các xã, các huyện dành riêng việc tuyển chọn những con bò to khỏe ngay từ đầu, họ huấn luyện chúng tốt nhất có thể để giành được chiến thắng trong lễ hội.