Hình ảnh của “tứ linh” hiện ra trước mắt bạn khi qua khỏi cầu Rạch Miễu, với 4 cồn nổi trên sông: Long, Lân, Quy, Phụng. Đây là khu vực giáp ranh giữa Tiền Giang và Bến Tre: cồn Long (cồn Thới Sơn) và cồn Lân thuộc tỉnh Tiền Giang; cồn Quy và cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành (Bến Tre). Giống như một ốc đảo xanh nổi trên sông Tiền, khu du lịch sinh thái Cồn Phụng nằm trên một cù lao thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đang là một trong những điểm đến hấp dẫn về du lịch sinh thái đối với du khách trong nước và quốc tế mỗi khi có dịp về thăm quê hương Đồng Khởi.
Cồn Phụng còn có tên là cồn Tân Vinh. Cồn Phụng lúc đầu chỉ là một cù lao nổi giữa sông Tiền vào những năm 1930 với diện tích khoảng 28 ha, nhưng do lượng phù sa bồi đắp dồi dào mỗi năm mà nay đã lên tới trên 50 ha.
Tên Cồn Phụng có từ khi ông Nguyễn Thành Nam đến đây xây dựng chùa Nam Quốc Phật vào hồi đầu thế kỉ XX. Khi công trình này đang xây dựng, những người thợ nhặt được một cái chén cổ có hình con chim Phụng, nên đặt tên là Cồn Phụng. Ngoài ra, sở dĩ nó còn có tên gọi khác là cù lao Đạo Dừa là do ông Nguyễn Thành Nam khi đến đây xây chùa Nam Quốc Phật, đã thành lập nên một giáo phái gọi là Đạo Dừa. Đạo Dừa chủ trương mang lại hòa bình, sống bằng hoa trái.
Hoạt động du lịch chủ yếu diễn ra trên Cồn Phụng. Đặc biệt, cồn Phụng là nơi tiên phong khai thác thân cây dừa, ban đầu chỉ là hàng gia dụng rồi tiến tới hình thành một làng nghề mỹ nghệ dừa và sau đó lan rộng cả tỉnh Bến Tre.
Một điểm mà du khách không thể bỏ qua là tham quan khu di tích Đạo Dừa trên diện tích khoảng 1.500m². Hiện di tích này được bảo tồn nguyên kiến trúc được xây dựng từ thời giáo chủ Đạo Dừa – Nguyễn Thành Nam (1909-1990) với khu sân có 9 con rồng; tháp Hòa Bình (cửu trùng đài), nơi ông Đạo Dừa ngồi giảng kinh pháp và truyền bá đạo giáo. Tòa tháp có kiến trúc huyền bí bằng những mảng đắp chạm rồng, phượng được gắn bằng những mảnh vỡ của bát đĩa, ấm chén và một đỉnh lớn cao chót vót. Trong nhà trưng bày của ông Đạo Dừa còn ghi lại những bức ảnh của ông lúc sinh thời, đến khi ông qua đời…
Nhiều gia đình vẫn giữ nếp sống chủ yếu bằng nghề nuôi ong lấy mật từ hoa nhãn và một số loài hoa khác. Ngồi trên xe ngựa thăm vườn cây ăn trái, dừng chân ngồi nghỉ dưới ngôi nhà lợp lá dừa để uống trà với mật ong và quất, thưởng thức các món ăn trái cây miền nhiệt đới. Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức một đặc sản văn hóa nổi tiếng của người miền Tây, đó là đờn ca tài tử.
Đến với Cồn Phụng, sau bữa cơm trưa với những món ăn dân dã mang đậm phong vị ẩm thực vùng sông nước Nam bộ,du khách sẽ được ngả lưng trên những chiếc võng êm ái nhẹ đưa dưới bóng mát của những khu vườn nhãn.
Bạn sẽ được tham gia vào các tròn chơi giải trí rất đặc sắc tại đây như cân cá sấu, cưỡi đà điểu…
Chuyến tham quan sẽ mang lại cho bạn và người thân những niềm vui bất tận, giúp bạn có một tinh thần tốt nhất để chuẩn bị cho công việc, học tập sắp tới.
Các tour miền tây có tham quan Cồn Phụng nên đi:
Tour Miền Tây sinh thái 1 ngày Mỹ Tho – Bến Tre
Tour du lịch miền Tây 1 ngày trải nghiệm tát mương bắt cá
Tour miền Tây 3 ngày 2 đêm khám phá sông nước hữu tình
Tour Miền Tây 4 ngày 3 đêm tham quan Cà Mau Cần Thơ thành phố Hồ Chí Minh