Chùa Kiến An Cung
Kiến An Cung là một ngôi đền cổ kính an tĩnh lọt thỏm tại thành phố Sa Đéc, tục gọi là chùa ông Quách, đối diện với con rạch Cái Sơn. Đền được xây từ năm 1924 đến năm 1927 bởi những người Hoa từ Phúc Kiến. Chùa mang đậm nét kiến trúc Trung Quốc, với tổng thể là hình chữ Công (工) gồm ba gian: Đông lang, Tây lang và khu chính điện thì rộng hơn. Mái ngói gồm 3 lớp, mặt trên ngói, giữa gạch, dưới là ngói. Ngói được lợp theo gợn sóng rồng, trải nền cho những ngọn sóng cong vút lên cao, tạo mái ngói theo kiểu “ngũ hành”. Mỗi đầu ngọn sóng là một cung điện thu nhỏ, bao gồm có 6 cung điện.
Toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại chịu lực trên những cột gỗ tròn. Trên những bức tường của chùa là những hình ảnh trong Tây du kí, Tam Quốc Diễn Nghĩa,… Phía cổng vào là hai con Kì Lân bằng đá xanh rất lớn, phía trên là tấm hoành phi sơn son thếp vàng lộng lẫy.
Lò gạch cũ
Có lẽ trong số những điểm đến được giới thiệu Lò gạch cũ là điểm đến lạ lùng nhất. Chỉ cần đi dọc theo quốc lộ 80, bạn sẽ gặp lò gạch Đức Thành bên bến Sa Giang, lò gạch trăm tuổi này tuy đã không còn hoạt động, nhưng thỉnh thoảng vẫn còn một số du khách tới đây tham quan. Bên kia sông là những lò gạch hình chóp đỏ nhuốm màu lam cổ kính rực lên dưới ánh nắng vàng tươi, bạn có thể qua sông bằng một chuyến phà nhỏ.
Màu tường kết bằng gạch đỏ sau bao đợt nung trở thành phông nền độc đáo cho những bức ảnh đậm chất nghệ thuật. Nơi đây mang một vẻ đẹp độc đáo tự thân nó xuất phát không cầu kỳ hoa lệ, không tỉ mỉ nhưng lại mang một nét tinh hoa cổ kính rất riêng. Đến lò gạch vào buổi trưa, bạn có thể vào bên trong, để luồng ánh sáng mặt trời rọi xuống từ lỗ ống khói trên nóc vòm lò và chụp những bức ảnh tuyệt đẹp