Mắm kho chấm với rau dừa
Một món ăn mà nghe tên ắt hẳn nhiều bạn sẽ thấy lạ lẫm nhưng đây cũng được coi là một món ruột của vùng đấy! Rau dừa còn gọi là rau dừa nước, thường mọc hoang trên các ao hồ, lung bào, đầm lầy. Thân rau mềm, lá nhỏ, hoa màu trắng, đặc biệt trên cọng rau mang nhiều phao xốp giúp cho thân cây nổi lên mặt nước dễ dàng.
Rau dừa có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Trong các bữa ăn đạm bạc, bà con nông dân thường dùng rau dừa rửa sạch, bóp gỏi chấm nước cá kho, chấm tương chao, đặc biệt rau dừa nấu với mắm kho sẽ trở thành một món ngon tuyệt diệu, mùi vị đặc trưng, khó có loại rau nào bì kịp.
Mắm kho phải là thứ mắm sặt chính gốc. Sau khi nấu sôi, lược sạch, cho thêm nước dừa tươi vào vừa đủ mặn, ngọt… Thường người ta bắc nồi mắm lên bếp gaz mini hoặc bếp than hồng để giữ độ nóng đều. Tiếp theo, người ta cho thêm thịt, cá, tép, lươn hoặc bất cứ một thứ hải sản nào cũng được, ngon nhất là cá ngác.
Rắn bông súng nướng mọi
Từ đó, có món ăn từ rắn được dân sành điệu chế biến như rắn nấu cháo đậu xanh, rắn hầm đu đủ, rắn xào lăng (xào rừng), rắn bằm ướp gia vị bọc lá bầu hấp… Nhưng trong đó có một món ăn từ rắn rất đơn giản, được giới “lưu linh” đánh giá cao là món ăn “điền dã” vì cách thực hiện “miếng mồi” nhanh nhất, gọn nhất không cầu kỳ mà lại hấp dẫn nhất… Đó là món “rắn bông súng nướng mọi”.
Muốn thực hiện món ăn này không khó, khi có được năm ba con rắn bạn tìm đến bóng cây râm mát như dưới bóng bụi tre, trâm bầu, gáo nằm cạnh bờ đìa, mương liếp… Củi rơm, cỏ khô có sẵn, đốt lửa cao ngọn, đập rắn chết thảy vào lửa đang cháy, rắn co mình lại và từ từ bung vảy, dùng cây khều trở rắn để rắn chín đều… Rắn bị lửa thui nứt da, mỡ chảy “xèo xèo” bay mùi hòa vào làn khói thơm phức. Vài phút sau rắn sạm vàng và sau đó rắn chín, gắp ra để nguội cạo vảy và vết cháy trên da rắn…
>>>>>>>>>> Nhiều tour hơn về miền Tây dịp này tại đây dành cho bạn