- Lễ hội bà chúa xứ, An Giang
Lễ hội được tổ chức từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch, đây là lễ hội tôn giáo mang đậm nét bản sắc văn hóa của miền Tây Nam Bộ, thu hút rất đông những tín đồ Phật Tử từ khắp đất nước về cầu tài lộc.
Lễ hội gồm hai phần. Phần lễ gồm 4 lễ chính: lễ rước bốn bài vị từ lăng Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà, lễ Túc Yết, lễ Xây Chầu – Hát Bội, lễ Chính Tế. Phần hội diễn ra rất sôi nổi đan xen với phần lễ, các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian được biểu diễn như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén… thu hút nhiều du khách.
- Lễ hội đua bò bảy núi, An Giang
Lễ hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer thường được tổ chức vào khoảng từ 29-8 đến mùng 1-9 âm lịch (nếu tháng thiếu thì từ 29-8 đến mùng 2-9 âm lịch). Mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian, lễ hội đua bò kéo là nét sinh hoạt văn hóa, môn thể thao độc đáo ở vùng Bảy Núi, An Giang.
>>>>>> Xem thêm các tour về miền Tây tại đây
- Lễ hội Ok om bok, Sóc Trăng và Trà Vinh
Là một lễ hội của người Khmer, lễ hội Ok om bok có nghĩa là lễ cúng trăng, tạ ơn và cầu cho mùa màng tốt tươi. Theo quan niệm tín ngưỡng của người Khmer, Mặt Trăng là vị thần cai quản thời tiết và mùa màng trong năm. Lễ hội này diễn ra hàng năm vào khoảng giữa tháng 10 âm lịch. Thường được tổ chức tại sân chùa của mỗi phum sóc ở hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, nơi đông bà con dân tộc người Khmer sinh sống.
- Lễ hội Chol Chnam Thmay
Chol Chnam Thmay (hoặc Chaul Chnam Thmay) là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer thường diễn ra vào giữa tháng 4 và kéo dài trong 3 ngày. Lúc này người dân dọn dẹp, trang trí nhà cửa thật đẹp, chuẩn bị thức ăn, bánh trái, trẻ em thường được mua cho quần áo mới. Nếu bạn đã đi du lịch Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh,… hay các tỉnh miền Tây khác vào tháng 4 cũng sẽ được tham gia tết cổ truyền này.